top of page
  • OSAM

FinOps - Bí quyết "tiêu tiền thông minh" cho điện toán đám mây của doanh nghiệp

Đón đầu xu hướng áp dụng công nghệ và AI vào mọi công đoạn quản lý trong doanh nghiệp, FinOps đã và đang được áp dụng như một mô hình giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí điện toán đám mây. Hãy tìm hiểu về FinOps và cách mô hình này tối ưu tài chính đám mây cho doanh nghiệp trong bài viết này.


FinOps là gì?

Tại nhiều doanh nghiệp, các hạng mục quản lý chi phí, tài chính và vận hành hạ tầng đám mây sẽ do các bộ phận khác nhau hoặc thậm chí một bên đối tác thứ ba tiếp quản. Điều này gây ra sự thiếu nhất quán trong các quyết định sử dụng và tối ưu chi phí đám mây do có ít tính liên kết và thông tin cân xứng giữa các bộ phận. 


Nhận thấy nhu cầu hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và tinh gọn nhằm tối ưu chi phí, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đã và đang phát triển các mô hình giúp khách hàng giải quyết vấn đề tài chính khi sử dụng dịch vụ của mình một cách toàn diện, tinh gọn và trực quan. Cụ thể, giải pháp FinOps đã và đang được AWS và OSAM nghiên cứu phát triển.


Viết tắt của Financial Operations, đây là một chiến lược quản lý đám mây cho phép các doanh nghiệp thu được giá trị tối đa từ các dịch vụ đám mây. Đây là cách tiếp cận gắn kết cho phép các nhóm tài chính, Công nghệ thông tin và DevOps cộng tác và tối ưu hóa chi phí dịch vụ đám mây. Với nền tảng này, doanh nghiệp có thể giám sát mức sử dụng đám mây của doanh nghiệp, cũng như nhận được báo cáo và các phương án tối ưu sử dụng thông qua các công cụ cao cấp như AWS Cost Explorer.


Infographics FinOps
Nguồn: Successive Cloud

Vì sao FinOps lại quan trọng cho doanh nghiệp?

Sử dụng điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như khả năng mở rộng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí ban đầu, và tăng cường tính linh hoạt cho hoạt động vận hành. Tuy nhiên, nếu không được quản lý hiệu quả, chi phí cho dịch vụ đám mây có thể tăng cao và vượt quá ngân sách dự kiến, hoặc hiệu suất và tài nguyên không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý chi phí là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây.


Kiểm soát chi phí

Việc quản lý chi phí giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát được các khoản chi tiêu cho dịch vụ đám mây. Trên thực tế, nếu nắm được các công cụ cần thiết như FinOps, chi phí điện toán đám mây có thể được kiểm soát và tối ưu một cái dễ dàng. Doanh nghiệp có thể xác định được những dịch vụ nào đang được sử dụng hiệu quả và những dịch vụ nào cần được cắt giảm hoặc tối ưu hóa. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và sử dụng ngân sách một cách hiệu quả hơn.


Nâng cao hiệu quả hoạt động

Quản lý chi phí yêu cầu các bên liên quan nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về cả doanh nghiệp và hạ tầng điện toán đám mây, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức sử dụng dịch vụ đám mây. Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đám mây, tránh lãng phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.


Đảm bảo tính minh bạch

Các hoạt động tài chính doanh nghiệp quan trọng nhất là tính minh bạch và rõ ràng. FinOps là công cụ quản lý chi phí chuyên nghiệp giúp người dùng và doanh nghiệp nắm được thông tin chi tiết về các khoản chi tiêu cho dịch vụ đám mây. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và kiểm tra các hóa đơn thanh toán. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong việc sử dụng ngân sách.


Đưa ra quyết định sáng suốt

FinOps cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu và thông tin cần thiết về hoạt động vận hành đám mây hiện tại, từ đó giúp đưa ra các quyết định hợp lý về việc sử dụng dịch vụ đám mây, mở rộng hoặc thu hẹp phù hợp với tình hình thực tế. Doanh nghiệp có thể so sánh các nhà cung cấp dịch vụ, lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và ngân sách để tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro. 


Ngoài ra, việc tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ FinOps giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.


FinOps cho điện toán đám mây bao gồm những hạng mục nào? 


Với mỗi hạng mục trong doanh nghiệp, FinOps lại có cách tiếp cận và các công cụ đặc thù. Với điện toán đám mây, FinOps vẫn dựa trên các nguyên tắc về tự động hóa quy trình, hoạt động khoa học, kịp thời và tận dụng tối ưu tài nguyên để tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp thông qua:


Phân loại và theo dõi chi phí

FinOps sử dụng thẻ (tag) để phân loại chi phí theo các tiêu chí khác nhau như bộ phận, dự án, môi trường (ví dụ: dev, test, prod), v.v. Sử dụng thẻ là một công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân tích chi phí theo từng nhóm, từ đó xác định được các khoản chi phí lãng phí hoặc không cần thiết. 


Bên cạnh đó, FinOps thu thập dữ liệu lưu trữ và hoạt động của doanh nghiệp, trực quan hóa thông tin thông qua biểu diễn chúng bằng dashboard (tổ hợp bảng và biểu đồ), từ đó, người dùng có thể theo dõi hoạt động sử dụng được cập nhật thường xuyên.


FinOps - Bí quyết "tiêu tiền thông minh" cho điện toán đám mây của doanh nghiệp
FinOps trực quan hóa dữ liệu thành bảng biểu, thuận tiện cho việc theo dõi và phân tích.

Ngoài ra, FinOps còn có chức năng tạo lập các báo cáo chi phí và mức sử dụng đám mây trong doanh nghiệp. Báo cáo chi phí giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả tài chính khi sử dụng tài nguyên và xác định các cơ hội để tối ưu hóa chi phí. Mặt khác, báo cáo mức sử dụng giúp doanh nghiệp xác định các tài nguyên đang được sử dụng quá mức hoặc chưa được sử dụng hết công suất, từ đó có thể điều chỉnh tài nguyên phù hợp để tối ưu hóa chi phí.


Tối ưu hóa tài nguyên

Tối ưu sử dụng tài nguyên không chỉ đơn giản là cắt giảm chi phí một cách cực đoan, mà là phát huy tối đa công suất sử dụng của từng mảnh tài nguyên có được phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Công cụ này sử dụng các công cụ giám sát để theo dõi và cập nhật các mức sử dụng tài nguyên đám mây, giúp doanh nghiệp xác định các tài nguyên đang được sử dụng quá mức hoặc chưa được sử dụng hết công suất, từ đó điều chỉnh tài nguyên phù hợp để tối ưu hóa chi phí.


Lập ngân sách và dự báo chi phí

Là một nửa trong chính khái niệm FinOps, tài chính là hạng mục gắn bó mật thiết với hoạt động của FinOps. Sử dụng các công cụ lập ngân sách để dự báo chi phí đám mây trong tương lai, FinOps giúp việc lập ngân sách và dự báo chi phí giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí hiệu quả hơn, tránh được các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến.


Tự động hóa các quy trình

Nửa còn lại trong khái niệm FinOps là Operations (Vận hành), sử dụng các công cụ tự động hóa để tự động hóa các quy trình quản lý cước phí và kiểm soát chi phí. Việc tự động hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nhân lực, đồng thời hiệu quả quản lý chi phí. Các báo cáo và công cụ theo dõi được cập nhật tùy chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp, giúp giảm nguồn nhân lực sử dụng cùng thời gian và công sức bỏ ra khi mọi thứ đã được FinOps hoàn thành tự động


Các bước thực hiện FinOps cho doanh nghiệp


Xác định mục tiêu

Team cần xác định rõ các mục tiêu FinOps của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang cần gì với mức sử dụng và chi tiêu hiện tại so với tình hình thị trường. Một số mục tiêu cơ bản sẽ là giảm chi phí, mở rộng hay thu hẹp, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, hoặc đổi mới mô hình. Từ đó, team cần đặt các mốc thời gian cụ thể và mức hiệu quả để theo dõi tiến độ và đánh giá mức độ thành công của các biện pháp FinOps được áp dụng.


Lập kế hoạch

Phát triển một kế hoạch FinOps chi tiết là giai đoạn quan trọng sau khi xác định được các mốc cụ thể theo thời gian và KPI, bao gồm các mục tiêu, chiến lược, công cụ, nhân sự và lộ trình thực hiện và triển khai cụ thể. Xác định các bên liên quan chính trong doanh nghiệp và phân công trách nhiệm cho từng người. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định công cụ FinOps phù hợp cho hạ tầng điện toán đám mây đang sử dụng, nên sử dụng các công cụ được phát triển sẵn, tránh việc gây xung đột giữa công cụ và hệ thống.


Triển khai, đo lường và tối ưu hóa

Sau khi đã có tầm nhìn và kế hoạch cụ thể, việc triển khai các chiến lược FinOps đã được xác định trong kế hoạch sẽ được thực hiện. Sử dụng các công cụ và quy trình FinOps phù hợp để quản lý tài chính trong môi trường điện toán đám mây. Team cần thường xuyên theo dõi chiến dịch để đánh giá mức độ hiệu quả của FinOps, từ đó xác định các cơ hội tối ưu hóa chi phí và hiệu quả sử dụng tài nguyên. Bên cạnh đó, hãy cập nhật kế hoạch FinOps dựa trên kết quả đo lường và tối ưu hóa khi cần thiết để nhận về kết quả phù hợp. 


FinOps - Bí quyết "tiêu tiền thông minh" cho điện toán đám mây của doanh nghiệp
Một công cụ FinOps được triển khai trên AWS.

Kết luận

FinOps là một phương pháp tiếp cận toàn diện để quản lý tài chính trong môi trường điện toán đám mây, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và thúc đẩy sự đổi mới. Đây là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp đón đầu xu hướng công nghệ, tối ưu hóa chi phí và hiệu quả sử dụng tài nguyên trong môi trường điện toán đám mây. Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia FinOps để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình triển khai và vận hành FinOps.


OSAM là Đối tác Tư vấn Cấp cao của AWS. Với hơn 7 năm hoạt động, OSAM đã giúp 500+ khách hàng chuyển đổi số thành công lên điện toán đám mây và đồng hành xuyên suốt nhằm tối ưu và đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi và mang lại lợi ích tối đa. 


Nhằm giúp khách hàng vượt qua các khó khăn tài chính trong thời kỳ kinh tế chững lại, OSAM đã phát triển mô hình FinOps trên nền tảng AWS Cloud và sẵn sàng giới thiệu đến doanh nghiệp tại sự kiện: Enhancing Cloud Cost Efficiency Amid Financial Challenges. Kết hợp cùng AWS, sự kiện sẽ mang đến bản demo mô hình FinOps cùng những kinh nghiệm và lợi ích thực tế khi áp dụng vào doanh nghiệp của chính OSAM.


Đại diện doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về Giải pháp tài chính đám mây FinOps hãy đăng ký tham gia sự kiện Enhancing Cloud Cost Efficiency Amid Financial Challenges tại đây.


57 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page