top of page
  • OSAM

Các mối đe dọa tấn công mạng và giải pháp cho doanh nghiệp năm 2024

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các rủi ro cũng ngày càng hiện đại. Với những mối đe dọa bảo mật hệ thống ngày này, các doanh nghiệp và cá nhân cần có những giải pháp để phòng chống kẻ gian lợi dụng các lỗ hổng, gây ra những thiệt hại đáng tiếc. Infographics dưới đây sẽ mang tới cho người đọc các mối đe dọa bảo mật hệ thống và giải pháp trong năm 2024.


Tấn công mạng là gì?

Thuật ngữ Tấn công mạng (hay Cyber Attack) được dùng để chỉ bất kỳ nỗ lực cố ý nào nhằm đánh cắp, tiết lộ, thay đổi, vô hiệu hóa hoặc phá hủy dữ liệu, ứng dụng hoặc tài sản khác thông qua việc truy cập trái phép vào mạng, hệ thống máy tính hoặc thiết bị kỹ thuật số.


Những kẻ tấn công xâm phạm bảo mật hệ thống qua mạng vì nhiều lý do, từ trộm cắp vặt cho đến hành động thù địch với đối thủ. Chúng sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau như tấn công bằng phần mềm độc hại, tấn công mạo danh, lừa đảo, v.v… để có quyền truy cập trái phép vào hệ thống mục tiêu của mình nhằm thực hiện những mục đích xấu.


Có thể là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ, cơ quan nhà nước, thậm chí đối tượng có thể là cả một quốc gia. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất của các cuộc tấn công mạng là các doanh nghiệp. Đơn giản vì mục tiêu chính của những kẻ tấn công là vì lợi nhuận.


Thiệt hại tới từ tấn công mạng

Các cuộc tấn công mạng có thể làm gián đoạn, gây thiệt hại và thậm chí phá hủy các doanh nghiệp. Chi phí bù đắp thiệt hại trung bình cho một vụ tấn công dữ liệu là 4,35 triệu USD. Mức chi phí này bao gồm chi phí phát hiện và ứng phó với hành vi vi phạm, thời gian ngừng hoạt động và doanh thu bị mất cũng như thiệt hại lâu dài về danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp.


Một số cuộc tấn công mạng quy mô lớn hoặc nhắm vào các hệ thống đồ sộ có thể tốn kém của doanh nghiệp hơn đáng kể. Năm 2021, taị Mỹ, ghi nhận một cuộc tấn công ransomware yêu cầu khoản thanh toán tiền chuộc lên tới 40 triệu USD. Hay một vụ lừa đảo xâm phạm email doanh nghiệp (BEC) đã đánh cắp số tiền lên tới 47 triệu USD từ các nạn nhân chỉ trong một cuộc tấn công. 


Ngoài ra, các cuộc tấn công mạng làm tổn hại thông tin nhận dạng cá nhân của khách hàng có thể dẫn đến mất lòng tin của khách hàng, bị phạt theo quy định và thậm chí là hành động pháp lý. Theo CyberCrime Magazine, tội phạm mạng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới 10,5 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2025.


Các hình thức tấn công mạng phổ biến và giải pháp

Infographics dưới đây sẽ mang đến cho bạn thông tin chi tiết về các hình thức tấn công mạng và cách phòng ngừa sự phá hoại từ các mối đe dọa trên không gian mạng.

Tấn công mạng | OSAM
Tấn công mạng | OSAM

Kết luận

Còn rất nhiều hình thức tấn công mạng khác như: Tấn công chuỗi cung ứng, Tấn công Email, Tấn công vào con người, Tấn công nội bộ tổ chức, v.v. Mỗi hình thức tấn công đều có những đặc tính riêng, và chúng ngày càng tiến hóa phức tạp, tinh vi đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải liên tục cảnh giác & cập nhật các công nghệ phòng chống mới.


Với độ phức tạp của hạ tầng điện toán đám mây tổ chức, các doanh nghiệp cần hợp tác và làm việc chặt chẽ với một Đối tác địa phương của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Là nhà cung cấp lớn nhất thế giới, AWS có mạng lưới đối tác rộng lớn và chuyên nghiệp tại Việt Nam, hỗ trợ khách hàng chuyển đổi số lên hạ tầng đám mây AWS.


Đối tác Cấp cao của AWS, OSAM cung cấp các giải pháp và dịch vụ đám mây toàn diện, uy tín cùng độ bảo mật cao, xử lý nhanh chóng và kịp thời các vấn đề phát sinh. Tìm hiểu dịch vụ của OSAM tại đây.


6 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page