top of page
  • OSAM

6 xu hướng FinOps năm 2024 doanh nghiệp cần quan tâm

Mô hình tối ưu chi phí đám mây FinOps đã xuất hiện được một vài năm. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, FinOps cũng luôn được cập nhật để thích nghi tốt nhất với các nền tảng điện toán đám mây. Dưới đây là 6 xu hướng FinOps mới nhất của năm 2024, hãy cùng OSAM tham khảo để áp dụng vào tối ưu chi phí cho doanh nghiệp của mình.


FinOps là chiến lược tối ưu chi phí đám mây thông qua sự kết hợp giữa các bộ phận tài chính, công nghệ thông tin và vận hành của doanh nghiệp. FinOps cho phép doanh nghiệp đạt được giá trị tối đa thông qua “tối ưu chi phí đám mây”: cắt giảm đúng mức, sử dụng hợp lý tài nguyên và theo dõi thường xuyên. 


Sử dụng tài nguyên đám mây một cách hợp lý không bao giờ là thừa, nhất là trong thời kỳ kinh tế nhiều thách thức. Là một chiến lược vận hành dài hạn, FinOps cũng phát triển theo sự tiến bộ chung của công nghệ điện toán đám mây trên toàn cầu. Các xu hướng FinOps cũng theo đó nổi lên. Đến với năm 2024, với sự trỗi dậy của AI tạo sinh (GenAI), các xu hướng công nghệ áp dụng vào FinOps cũng sẽ gắn liền với trí tuệ nhân tạo này. Bao gồm:


1. Ảnh hưởng của AI lên chi phí đám mây


AI đã và đang là trào lưu hiện hữu trên toàn cầu, khi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất thế giới là AWS, Microsoft hay Google đã và đang đẩy mạnh áp dụng vào các sản phẩm của mình như Amazon Q, CoPilot hay Gemini. Về cơ bản, các hoạt động của trí tuệ nhân tạo trên điện toán đám mây không sử dụng hạ tầng khác biệt so với các hoạt động khác. Tuy nhiên, chúng yêu cầu lượng tài nguyên đặc biệt cao và sẵn sàng hoạt động ổn định để đáp ứng được đa dạng mục đích sử dụng của chúng. 


Ví dụ, việc đào tạo các mô hình AI là một tác vụ nặng, tiêu tốn rất nhiều tài nguyên xử lý từ CPU hoặc GPU của máy tính. Việc đào tạo một mô hình AI có thể mất hàng giờ, ngày hoặc thậm chí nhiều tuần tùy thuộc vào độ phức tạp của mô hình và lượng dữ liệu liên quan. Tuy nhiên, quá trình này không cần chạy liên tục. Sau khi mô hình được đào tạo, nó có thể được sử dụng để dự đoán hoặc thực hiện các nhiệm vụ mà không cần sức mạnh xử lý liên tục. 


GenAI | 6 xu hướng FinOps năm 2024 OSAM
Đường đua GenAI đang căng thẳng hơn bao giờ hết với sự tham gia của rất nhiều ông lớn công nghệ.

Bên cạnh những cơ hội, sự nổi lên của các dịch vụ xoay quanh đám mây xoay quanh AI mang tới cho doanh nghiệp 1 thách thức, đó là mô hình giá mới. Các dịch vụ như Amazon Bedrock đang sử dụng mô hình trả giá theo lượng token sử dụng. Điều này yêu cầu hướng tiếp cận khác cho các hoạt động theo dõi và dự báo sử dụng chi phí điện toán đám mây. 


Xu hướng trên đồng nghĩa với việc AI đang ảnh hưởng ngày càng rõ rệt lên doanh nghiệp và FinOps. Các doanh nghiệp cần nắm rõ công cụ và phương pháp mới để theo dõi chi phí điện toán đám mây, cũng như biết cách kiểm soát hoạt động của các mô hình AI để đánh giá xem liệu chúng đã được tối ưu chi phí hay chưa.


2. Xu hướng FinOps cho các ứng dụng container


Container là công nghệ đóng gói ứng dụng cùng tất cả phụ thuộc của nó thành các đơn vị độc lập, nhẹ và linh hoạt. Container cho phép chạy ứng dụng trên các hệ thống khác nhau một cách nhất quán. Công nghệ này đã ảnh hưởng sâu rộng tới vận hành điện toán đám mây của các doanh nghiệp trên toàn cầu, và cũng yêu cầu cách tiếp cận khác khi muốn tối ưu chi phí. 


Việc chỉ đánh giá các số liệu cơ bản về cơ sở hạ tầng đám mây như tổng chi phí bộ xử lý hoặc bộ nhớ là không đủ.  Để quản lý chi phí container hiệu quả, cần có khả năng theo dõi chi phí chi tiết theo từng mức: mỗi container, mỗi nhóm container (per-pod) và mỗi cụm container (per-cluster). Các công cụ FinOps truyền thống không được thiết kế để theo dõi chi phí container chi tiết đến mức độ trên. Vì vậy, trong tương lai, khả năng quản lý chi phí container một cách chuyên sâu dự kiến sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chú trọng phát triển.


3. Báo cáo chi phí chia sẻ đám mây


Các phương pháp FinOps cũ thường tập trung cung cấp thông tin về tổng chi phí cho một dịch vụ hoặc công cụ cụ thể của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, ví dụ như lưu trữ đối tượng (object storage) hoặc máy chủ đám mây (cloud servers). Cách tiếp cận truyền thống chỉ cho biết tổng chi phí của toàn bộ dịch vụ, bất kể ai đang sử dụng. Chỉ thế là chưa đủ cho việc tối ưu hóa chi tiêu cho đám mây do một khối lượng công việc có thể đang sử dụng nhiều tài nguyên đám mây hơn mức cần thiết, dẫn đến lãng phí. Ngược lại, một khối lượng công việc khác có thể được cung cấp tài nguyên không đủ, ảnh hưởng đến hiệu suất.


Vì lý do trên, đây sẽ là một vấn đề được các nhà phát triển quan tâm trong thời gian tới. Các doanh nghiệp đang đầu tư nhiều hơn vào các công cụ cho phép báo cáo chi phí chi tiết cho dịch vụ đám mây dùng chung. Các công cụ này cần được nghiên cứu và phát triển để quản lý chi phí đám mây theo từng phòng ban (department-by-department) và theo khối lượng công việc (workload-by-workload) thay vì cách tiếp cận truyền thống của FinOps, chỉ quản lý chi phí ở cấp độ dịch vụ đám mây, không phân tích chi tiết theo đơn vị sử dụng.


4. Chi phí phân tích dữ liệu (Data Analytics)


Nhiều doanh nghiệp đã đổ rất nhiều tiền vào phân tích dữ liệu, vào các dịch vụ và công cụ để rồi nhận ra việc vận hành yêu cầu mức chi phí cao ngút trời. Không chỉ phải trả tiền cho bản thân công cụ và dịch vụ, doanh nghiệp còn phải trả tiền cho các chi phí ẩn, bao gồm các chi phí cơ sở hạ tầng, mở rộng, quản lý dữ liệu và nguồn nhân lực.


Data Analytics | 6 xu hướng FinOps năm 2024 OSAM
Dữ liệu là xương sống của doanh nghiệp, vì vậy đầu tư cho Data Analytics được quan tâm hơn bao giờ hết.

Nhận thấy vấn đề trên, các nhà phát triển FinOps đã và đang lấn sân sang ngành này nhằm đảm bảo doanh nghiệp lựa chọn công cụ phù hợp nhất, và xây dựng một kiến trúc cơ sở hạ tầng nơi thông tin được di chuyển, lưu trữ, và phân tích một cách tối ưu. Đây sẽ là một yếu tố mới trong hệ sinh thái FinOps. Trong bối cảnh các công cụ cũ không còn tỏ ra hiệu quả theo thời gian, và các doanh nghiệp đang yêu cầu các giải pháp và cách tiếp cận chuyên biệt và mới mẻ cho từng vấn đề của từng phòng ban của họ, trong đó có Phân tích dữ liệu. 


5. Quản lý chi phí mạng bằng FinOps


Một hướng tiếp cận khác của điện toán đám mây là việc quản lý chi phí mạng. Trước đây, FinOps thường tập trung vào việc kiểm soát các tài nguyên máy tính và lưu trữ. Điều này hợp lý vì những loại tài nguyên này thường chiếm nhiều tỷ trọng nhất trong tổng ngân sách đám mây. Tuy không hoàn toàn bị bỏ qua, chi phí mạng đám mây không được coi là đối tượng trọng tâm được FinOps hướng tới.


Tuy nhiên ngày nay, các doanh nghiệp nhận ra rằng phí thoát mạng đám mây (cloud networking egress fees) - là khoản phí mà nhà cung cấp dịch vụ đám mây tính khi dữ liệu di chuyển ra khỏi đám mây của họ - cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách. Doanh nghiệp đang tìm kiếm những phân tích giúp họ hiểu liệu chi phí truyền dữ liệu mạng của họ có hợp lý dựa trên giá trị kinh doanh mà chúng mang lại, và liệu việc thay đổi kiến trúc mạng có thể giúp giảm chi phí đó mà không ảnh hưởng đến hiệu suất khối lượng công việc.


6. Dự đoán nhu cầu đám mây trong tương lai


Trước đây, FinOps đã bao gồm tính năng này trong các công cụ của mình. Tuy nhiên, gần đây các nhà cung cấp dịch vụ đám mây nhận thấy các doanh nghiệp đang tính tới câu chuyện dài hạn hơn. Song song với đà phát triển khó đoán của nhiều khách hàng cũng như bối cảnh kinh tế, họ cạnh tranh với nhau trên đường đua đón đầu cắt giảm lượng chi tiêu không cần thiết trong tương lai. 


Hướng tới mục tiêu trên, khả năng dự báo của FinOps đang trở thành xu hướng và được quan tâm nhiều hơn cả. Doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp cho phép họ nắm rõ cách cấu hình đám mây khác nhau và mức độ biến động nhu cầu sử dụng ảnh hưởng như thế nào đến chi tiêu của họ, sau đó đưa ra quyết định về cách tối ưu hóa chi tiêu tốt nhất, song song với việc theo đuổi các mục tiêu kinh doanh.


Kết luận


Để nói về một xu hướng chung đang diễn ra trong lĩnh vực điện toán đám mây và FinOps, đó là các doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp quản lý chi phí đám mây toàn diện hơn, phục vụ cho nhiều bên liên quan khác nhau.


Hiện tại là thời điểm thích hợp để đi trước đón đầu những thách thức FinOps mới nổi bằng cách đánh giá khả năng quản lý chi phí của tổ chức bạn trên các lĩnh vực được mô tả ở trên. Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia FinOps để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình triển khai và vận hành FinOps.


OSAM là Đối tác Tư vấn Cấp cao của AWS. Với hơn 7 năm hoạt động, OSAM đã giúp 500+ khách hàng chuyển đổi số thành công lên điện toán đám mây và đồng hành xuyên suốt nhằm tối ưu và đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi và mang lại lợi ích tối đa. 


FinOps | 6 xu hướng FinOps năm 2024 OSAM
Sự kiện là nơi kết nối đại diện các doanh nghiệp trao đổi về vấn đề chi phí đám mây.

Nhằm giúp khách hàng vượt qua các khó khăn tài chính trong thời kỳ kinh tế chững lại, OSAM đã phát triển mô hình FinOps trên nền tảng AWS Cloud và sẵn sàng giới thiệu đến doanh nghiệp tại sự kiện: Enhancing Cloud Cost Efficiency Amid Financial Challenges. Kết hợp cùng AWS, sự kiện sẽ mang đến bản demo mô hình FinOps cùng những kinh nghiệm và lợi ích thực tế khi áp dụng vào doanh nghiệp của chính OSAM.


Đại diện doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về Giải pháp tài chính đám mây FinOps hãy đăng ký tham gia sự kiện Enhancing Cloud Cost Efficiency Amid Financial Challenges tại đây.


103 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page