top of page
  • OSAM

Điện toán đám mây và những ưu nhược điểm

Đã cập nhật: 20 thg 9, 2023

Thị trường điện toán đám mây đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Theo báo cáo của Statista, quy mô thị trường điện toán đám mây toàn cầu dự kiến sẽ đạt 832,1 tỷ USD vào năm 2025, tăng gấp gần 3 lần so với 371,2 tỷ USD vào năm 2020. Vậy điều gì đã khiến điện toán đám mây trở thành cơn sốt trong thị trường công nghệ ngày một phát triển? Trong bài viết này, OSAM sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về điện toán đám mây và những ưu nhược điểm của dịch vụ này.


Điện toán đám mây và những ưu nhược điểm

1. Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS).


2. Ưu nhược điểm của điện toán đám mây


2.1. Ưu điểm


Điện toán đám mây được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, giáo dục, dịch vụ tài chính, chính phủ,...Dưới đây là một số những lợi ích nổi bật của điện toán đám mây:

  • Tiết kiệm chi phí: Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng CNTT như chi phí mua và quản lý, vận hành, duy trì máy chủ, thiết bị lưu trữ, …

  • Khả năng mở rộng: Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên khi cần thiết. Điều này rất hữu ích cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tài nguyên CNTT thay đổi theo thời gian hoặc lượng dữ liệu lớn và phát triển với tốc độ nhanh chóng.

  • Tính bảo mật: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường có nhiều biện pháp bảo mật và an toàn để bảo vệ dữ liệu của khách hàng. Họ có kinh nghiệm chuyên sâu về việc quản lý và xây dựng hạ tầng trên Cloud, sẽ đưa ra những phương pháp an toàn và hiệu quả hơn trong việc bảo vệ hay tái cấu trúc hạ tầng.

  • Tính linh hoạt: Điện toán đám mây cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn về dịch vụ và tính năng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Chẳng hạn như AWS có nhiều gói dịch vụ đa dạng, đồng thời có chương trình cung cấp các khoản hỗ trợ và đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới bắt đầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của họ.

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Các kỹ sư từ nhà cung cấp dịch vụ sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả trong việc quản lý hạ tầng CNTT bằng giải pháp chuyên nghiệp và những cuộc review thường xuyên.

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích thực tiễn, điện toán đám mây vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Rủi ro bảo mật khi chuyên môn chưa cao: Khi chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể bị tấn công, dữ liệu có thể bị đánh cắp do lỗi của nhân viên hoặc khách hàng. Theo nghiên cứu, đa phần các rủi ro bảo mật từ điện toán bây đều bắt nguồn từ lỗi của cá nhân người dùng.

  • Kết nối: Nếu kết nối Internet bị gián đoạn, người dùng sẽ không thể truy cập các tài nguyên điện toán đám mây.

  • Kiểm soát: Người dùng không có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với dữ liệu và hệ thống của mình khi sử dụng điện toán đám mây.

3. So sánh điện toán đám mây và hệ thống server vật lý đơn thuần

Tiêu chí so sánh

Điện toán đám mây

Hệ thống vật lý đơn thuần

Vị trí

Các tài nguyên được đặt ở trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ đám mây

Các tài nguyên được đặt tại chỗ, trong cơ sở hạ tầng của chính doanh nghiệp đó

Khả năng mở rộng

Dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên theo nhu cầu, ngân sách.

Khó khăn hơn trong việc mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên

Chi phí

Dễ tối ưu theo lượng dữ liệu sử dụng và các dịch vụ đám mây ưu đãi

Chi phí mua, duy trì thiết bị máy chủ vật lý cao

Tính bảo mật


Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây với các kỹ sư chuyên môn cao thường có nhiều biện pháp bảo mật và an toàn

Doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc bảo vệ dữ liệu

Tính linh hoạt

Nhiều lựa chọn về dịch vụ và tính năng bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thế giới

Ít lựa chọn về dịch vụ và tính năng

Tính linh hoạt

Doanh nghiệp không cần quản lý cơ sở hạ tầng

Doanh nghiệp cần tự quản lý cơ sở hạ tầng.

Lời kết


Nhìn chung, trong thời đại bùng nổ của công nghệ số, điện toán đám mây là không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ Cloud cũng là một thách thức không hề lớn đối với các nhà đầu cơ, đặc biệt là khi họ chưa thực sự quen với cách vận hành của điện toán đám mây, dễ gây ra những rủi ro không đáng có về bảo mật thông tin và chi phí tăng vọt.


Osam là đối tác hàng đầu của AWS, sở hữu đội ngũ các kiến trúc sư chuyên môn cao được cấp những chứng chỉ cao nhất bởi Amazon, sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết hết các vấn đề về lưu trữ đám mây. Osam đã từng triển khai dịch vụ đám mây tới rất nhiều đơn vị lớn như: VinSchool, Vinfast, Yody, Canifa,..., giúp họ xây dựng hạ tầng tối ưu, bảo mật với chi phí tiết kiệm.


Hợp tác với OSAM ngay để nhận ưu đãi!

79 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page