top of page
  • OSAM

Top 5 Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Tốt Nhất Đầu Năm 2024

Điện toán đám mây là giải pháp thông tin tối ưu nhất cho doanh nghiệp hiện nay. Công nghệ này giải quyết các vấn đề về an toàn thông tin, lưu trữ và bảo mật, hiệu quả và kết nối. Nếu bạn chưa biết đâu là các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất năm 2024 để lựa chọn một cái tên phù hợp với doanh nghiệp của bạn, bài viết dưới đây sẽ cho bạn 5 cái tên với dịch vụ tốt nhất.


Top 5 nền tảng điện toán đám mây

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing) là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Theo Amazon Web Services, Dịch vụ Điện toán đám mây liên quan tới việc phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng của doanh nghiệp. 


Có nghĩa là, thay vì việc doanh nghiệp phải mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có thể giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết. Thuật ngữ “đám mây” được dùng để ám chỉ sự phức tạp trong công nghệ và hạ tầng trên mạng Internet.


Do được lưu trữ hoàn toàn trên Internet, người dùng có thể truy cập các tài nguyên điện toán (mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi và theo yêu cầu. Bên cạnh đó, các tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ.

Lợi ích của điện toán đám mây

Là một công nghệ hiện đại, điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng. Ngoài việc loại bỏ máy chủ vật lý gây tốn kém tài nguyên, các nhà cung cấp cũng mang đến nhiều ưu đãi cũng như lợi thế về dịch vụ, bao gồm:


Tăng cường khả năng mở rộng

Điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô tài nguyên của mình để đáp ứng nhu cầu thay đổi của công việc. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí tài nguyên. Với bản chất là mô hình pay-as-you-go, tức doanh nghiệp chỉ trả tiền cho những tài nguyên họ sử dụng, và các nhà cung cấp cũng có cơ sở hạ tầng với quy mô rất lớn, dịch vụ điện toán đám mây có thể dễ dàng thay đổi quy mô theo nhu cầu doanh nghiệp.


Giảm chi phí

Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành, bảo trì hệ thống IT. Với việc loại bỏ máy chủ vật lý, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 1 khoản đầu tư. Các cơ sở hạ tầng, thiết kế dịch vụ hay đầu tư công nghệ đã được các nhà cung cấp làm hết. Người dùng chỉ cần trả phí cho nhu cầu sử dụng của mình. Thêm vào đó, việc có thể mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên tùy ý giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chi phí sử dụng dịch vụ và tránh tình trạng lãng phí.


Top 5 nền tảng điện toán đám mây giúp giảm chi phí
Một trong những mục đích chính các doanh nghiệp tìm đến các nền tảng điện toán đám mây là để tối ưu chi phí lưu trữ.

An toàn bảo mật

Dữ liệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp khả năng an toàn thông tin một cách đáng tin cậy. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống bảo mật tiên tiến, giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu và ứng dụng của mình khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Từ đó, khách hàng có thể yên tâm về các cuộc tấn công mạng hay thất thoát dữ liệu do chúng được lưu trữ online và được bảo vệ nghiêm ngặt.


Tăng cường hiệu quả

Sử dụng những công nghệ cao được tự động hóa và các dịch vụ được quản lý tự động, điện toán đám mây giúp doanh nghiệp giải phóng tài nguyên vận hành thủ công với các tác vụ IT, giải phóng thời gian và nguồn lực cho nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ trọng yếu. Từ đó giúp nhân viên tăng hiệu quả làm việc cũng như tiết kiệm thời gian so với việc vận hành các hệ thống trực tiếp, tối ưu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. 


Tăng cường khả năng kết nối

Là một dịch vụ được cung cấp trên nền tảng mạng Internet, điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng, đối tác và nhân viên từ bất kỳ đâu trên thế giới. Dịch vụ này cho phép khách hàng có thể tiếp cận từ xa vào các tài nguyên, cũng như cung cấp các công cụ giúp hợp tác, làm việc và giao tiếp trên toàn cầu. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển.


Top 5 nền tảng điện toán đám mây tốt nhất

Với các doanh nghiệp, sau khi xác định được nhu cầu, bước tiếp theo là cần tìm đến một nhà cung cấp nền tảng điện toán đám mây uy tín trên thị trường. Dịch vụ này đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, và đang phát triển với tốc độ chóng mặt hậu đại dịch. Các nhà cung cấp cũng đang không ngừng nghiên cứu và phát triển để đưa đến khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.


Dưới đây là 5 cái tên cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất đang hoạt động tại thị trường Việt Nam theo báo cáo Magic Quadrant for Strategic Cloud Platform Services của Gartner: 


Microsoft Azure

Microsoft Azure là tổng hợp các dịch vụ điện toán đám mây do Microsoft cung cấp. Microsoft Azure là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn thứ hai thế giới, với uy tín công ty vững chắc và nền tảng hạ tầng ổn định. Azure được đánh giá cao về khả năng mở rộng, cho phép doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng nhu cầu thay đổi của công việc


Top 5 nền tảng điện toán đám mây Microsoft Azure

Với số lượng dịch vụ lên tới hơn 200, Microsoft Azure cung cấp hệ sinh thái đám mây nổi bật. Một số dịch vụ chính của Azure bao gồm: Azure Virtual Machines, Azure Storage, Azure Networking, Azure App Service, Azure Database. Về đích với vị trí thứ 2 thị phần điện toán đám mây toàn cầu với 23% trong Q4/2023, đây là một trong những nhà cung cấp uy tín trên thị trường. 


Google Cloud Platform

Google Cloud Platform (GCP) hay Google Cloud là một trong những cái tên quen thuộc với nhiều người, nhất là các bạn sinh viên và người trẻ do tính phổ biến của nền tảng này. GCP cung cấp đa dạng các ứng dụng từ miễn phí đến trả phí rất phổ biến với công chúng hiện nay như: Trình duyệt Chrome, ứng dụng bản đồ Google Map, Google Apps, kênh Youtube…


Top 5 nền tảng điện toán đám mây Google Cloud Platform

Ngoài ra, với các nhu cầu chuyên sâu, GCP cũng cung cấp danh sách hơn 200 dịch vụ điện toán đám mây, có thể kể tới 1 số cái tên nổi bật như: Google Compute Engine (GCE), Google Cloud Storage (GCS), Google Cloud Networking (GCP Networking), Google Kubernetes Engine (GKE), Google Cloud AI Platform.


Với 11% thị phần toàn cầu năm 2023 và uy tín từ thương hiệu Google, GCP sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai. 


IBM Cloud

IBM Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tập trung vào tính bảo mật và tính bền vững. Nền tảng này được đánh giá cao về khả năng bảo vệ dữ liệu và ứng dụng của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Với hơn 170 dịch vụ tập trung vào an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo và hoạt động bền vững, một số dịch vụ nổi bật của IBM Cloud bao gồm: IBM Cloud Virtual Servers, IBM Cloud Object Storage, IBM Cloud Networking, IBM Cloud Kubernetes Service, IBM Cloud Pak for Data.


Oracle Cloud

Oracle Cloud là một nền tảng điện toán đám mây toàn diện do Oracle Corporation cung cấp. Cũng như các dịch vụ đám mây khác, Oracle Cloud cũng cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây, nền tảng đám mây và dịch vụ ứng dụng đám mây.


Đây là một dịch vụ đang trên đà phát triển và nhận được sự quan tâm của cộng đồng công nghệ. Mới đây, dịch vụ này đã cùng các ông lớn công nghệ khác liệt kê vào hạng mục Leaders trong báo cáo Magic Quadrant for Strategic Cloud Platform Services của Gartner. 


Amazon Web Services

Amazon Web Services (AWS) là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất thế giới, với 33% thị phần toàn cầu trong Q4/2023. AWS được phát triển bởi Amazon và được ra mắt vào năm 2006, hiện đã đạt đến quy mô và độ phổ biến toàn cầu. Với danh sách hơn 200 dịch vụ khác nhau, AWS tập trung vào 3 lĩnh vực chính: 


  • Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS): cung cấp các tài nguyên cơ bản như máy chủ, lưu trữ, mạng,... để người dùng tự xây dựng và triển khai các ứng dụng và dịch vụ của mình.

  • Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS): cung cấp một nền tảng sẵn sàng để người dùng phát triển và triển khai các ứng dụng của mình mà không cần phải lo lắng về việc quản lý các tài nguyên cơ bản.

  • Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS): cung cấp các ứng dụng và dịch vụ hoàn chỉnh được chạy trên đám mây và người dùng có thể truy cập thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động.


Top 5 nền tảng điện toán đám mây Amazon Web Services

AWS được sử dụng bởi các doanh nghiệp và tổ chức ở mọi quy mô, từ nhỏ đến lớn. AWS được đánh giá cao về tính đa dạng, khả năng tùy chỉnh và tính linh hoạt, tất cả các ưu điểm trên được cung cấp với mức chi phí hợp lý. Với uy tín được gây dựng từ công ty mẹ Amazon, chất lượng dịch vụ tuyệt vời và đa dạng tính năng nhất, AWS sẽ phù hợp với các doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngành nghề.


OSAM hiện đang là Đối tác Cấp cao hàng đầu cung cấp và tư vấn dịch vụ của AWS tại Việt Nam, mang tới cho khách hàng những dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng chuyển đổi và tối ưu hạ tầng hệ sinh thái đám mây như Migration Program hay Well-Architected Program.


Nhằm giúp khách hàng tối ưu ứng dụng và cải thiện trải nghiệm xây dựng website của mình, OSAM hiện đang triển khai chương trình khuyến mãi Miễn Phí 1 Năm Sử Dụng Amazon Lightsail Trị Giá $100. Nhận ngay ưu đãi từ OSAM và bắt đầu sử dụng Amazon Lightsail trong 1 năm tới tại đây.

160 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page